Thụ tinh nhân tạo Nhân giống ngựa

Tinh dịch ngựaDụng cụ để thụ tinh nhân tạo cho ngựa

Việc thụ tinh nhân tạo cho ngựa trở nên phổ biến trong gia đoạn gần đây. Chỉ tính trong năm 2000, trên thế giới đã có 5.398 ngựa cái được giội rửa phôi, 3.139 phôi thu được có khả năng cấy truyền và thực tế đã cấy 2830 phôi cho ngựa cái nhận. Nguyên nhân là do con cho phôi có tiềm năng di truyền tốt (nhất là ngựa đua) lại không được sinh đẻ. Mong muốn cấy truyền phôi là kỹ thuật khai thác được tiềm năng di truyền tốt (tốc độ, sức dẻo dai, bước chạy) của những con ngựa cái không được phép sinh đẻ (vì kỷ lục). Việc này gây rụng trứng nhiều. Cấy truyền phôi ở ngựa tuy còn nhiều hạn chế và khó khăn nhưng đã có vai trò to lớn trong việc tạo ra thế hệ mới tốt hơn, có ý nghĩa cao trong đời sống kinh tế sản xuất của con người. Cấy truyền phôi ở ngựa đã góp phần vào việc bảo tồn và duy trì những vốn gen quý hiếm, đồng thời mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành khoa học công nghệ nuôi cấy phôi tế bào động vật.

Kỹ thuật

Chất chiết tuyến yên ngựa còn thô hoặc tinh khiết tiêm hai lần/ngày trong 14 ngày vào mùa không rụng trứng của ngựa cái Pony, tiêm một lần/ ngày trong từ năm đến bảy ngày vào giai đoạn động dục hay giữa động đực. Sử dụng HCG Tiêm vào ngày thứ 15-19 đã cho kết quả rõ ràng hơn là vào những ngày 19-23 của chu kỳ động dục. Sử dụng một liều PGF2α vào ngày đầu tiên tiêm chất chiết tuyến yên với 750- 1500 IU hay 2500 IU Cho lượng trứng rụng tương ứng 2,9+_0,5 và 1,3+_0,2 6 Gây rụng trứng nhiều ở ngựa cái để cho phôi bằng FSH của ngựa tinh khiết (e-FSH).

Thụ tinh nhân tạo cho ngựa cái với tinh tươi có phẩm chất như nhau từ nang trứng có đường kính 33mm cho đến khi rụng trứng. Thu phôi bằng phương pháp không mổ là tốt nhất vì ở ngựa nguy cơ nhiễm trùng sau khi mổ rất cao và chậm hồi phục. Thời gian thu phôi của ngựa bình thường Thường là 7, 8 hoặc 9 ngày sau khi rụng trứng. Ngựa có tiền sử viêm tử cung thì gày thứ 6 sau rụng trứng nhằm hạn chế ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh tử cung. Kết quả thu phôi có thể đạt tới 80%. Phôi ngựa ở trạng thái phôi dâu Đi đến tử cung vào ngày thứ sáu sau khi rụng trứng và có đường kính xấp xỉ 100 µm. Ngày thứ bảy phát triển thành phôi nang có kích thước hơn 200 µm. Ngày thứ chín hơn 2mm.

Bổ sung progesterone thông qua thức ăn cho ngựa ăn Altrenogest liều 0,044 mg/kg trong 15 ngày. Sau đó ngựa sẽ động dục từ 2 đến 3 ngày. Tiêm PGF2α vào giữa chu kì động dục Tiêm fluprostenol với liều 250 µg vào ngày thứ 14 của chu kỳ, trước khi rụng trứng, ngựa còn được tiêm bổ sung HCG với liều 2000-3000 IU. Xác định ngựa cái động đực và rụng trứng, phải sờ khám buồng trứng hằng ngày để kết luận mức độ đồng pha và cấy phôi mới có kết quả. Việc kích thích cho ngựa cái động dục cho đến nay còn gặp nhiều khó khăn và kết quả chưa đạt được theo yêu cầu như ở một số gia súc cái khác. Kỹ thuật cấy phôi bằng phương pháp mổ hoặc không mổ ở ngựa được thực hiện giống như ở bò

Hiệu quả khai thác phôi gây rụng trứng nhiều và phối giống ở ngựa đạt kết quả rất thấp so với các loại gia súc. Sự tiến triển của nhân thành thục trong tế bào trứng ở nang trứng trước khi rụng Kích thích nang trứng tăng trưởng Trạng thái tế bào trứng nuôi chín và tiêm tinh trùng vào trứng Sự phát triển của tế bào trứng, trạng thái tế bào trứng nuôi chín (IVM) và tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI) đã đạt tỷ lệ trứng thụ tinh bình quân là 38,5%

Phương pháp đông lạnh bằng việc sử dụng chất bảo vệ sinh học lạnh glycerin 1M. Hạ nhiệt -6℃ bằng tinh thể nước đá. Hạ nhiệt -35℃ với v=0,3℃/𝑝ℎú𝑡 và bảo quản trong nito lỏng. Phương pháp giải đông phải diễn ra càng nhanh càng tốt, giải đông trong nước ấm 37℃, lắc đều sao cho tan nhiệt (trước khi giải đông cần kiểm tra cẩn thận các nhãn và mũ ống để chắc chắn nắp còn chặt). Kết quả thụ thai của phương pháp này đạt tỷ lệ 50% -70% và các phôi nang đạt được trạng thái phát triển tốt. Gửi phôi đến các lục địa Bảo quản dự trữ phôi đông lạnh Lưu giữ nghiên cứu di truyền con cái và nâng cao hiệu quả sử dụng phôi nhập các giống mới giảm chi phí đẻ duy trì cái nhận phôi.

Kết quả

Theo phương pháp này đã có con ngựa thuộc giống ngựa hoang Mông Cổ (ngựa Przewalski), được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo do Viện bảo tồn sinh học Smithsonian (SCBI) thực hiện đã mở ra hy vọng mới cho việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm. Ngựa mẹ đã có một thai kỳ bình thường kéo dài 340 ngày và quá trình sinh sản diễn ra trong 10 phút. Đây là con ngựa hoang đầu tiên ra đời nhờ thụ tinh ống nghiệm. Ban đầu phải thuần hóa ngựa hoang. Họ huấn luyện chúng để có thể thu được mẫu nước tiểu, rồi sau đó thu thập tinh trùng từ ngựa đực. Đồng thời, phải giám sát nồng độ horrmone của ngựa cái và chu kỳ động dục của nó. Từ đó mới có những tính toán phù hợp để quá trình thụ tinh diễn ra thành công.

Rút kinh nghiệm từ những lần thụ tinh nhân tạo không thành công, người ta quyết định rút ngắn quãng đường đi của tinh trùng, với số lượng ít ỏi ngựa Przewalski trong tự nhiên có thể dẫn đến giao phối cận huyết. Thụ tinh nhân tạo sẽ giúp đa dạng hóa nguồn gene, vừa giúp động vật phát triển và duy trì nòi giống, phương pháp này cũng an toàn và hạn chế chi phí phát sinh do phải vận chuyển ngựa hoang đến nơi giao phối. Ngựa hoang Przewalski đã bị cảnh báo tuyệt chủng từ 44 năm trước. Đến năm 2008 có khoảng 500 con ngựa thuộc loài này đang sống trong tự nhiên và 1.500 con sống trong các vườn thú và khu bảo tồn, nhưng rất khó để phát triển lượng cá thể ngựa này bằng phương pháp thụ tinh tự nhiên [8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân giống ngựa http://www.baohagiang.vn/kinh-te/201501/quan-ba-ca... http://infonet.vn/lang-ngua-dua-phu-tho-chat-vat-g... http://www.nguoiduatin.vn/chat-vat-giu-ngua-dua-kh... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/nam-giap-ngo-ve-tha... http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?Artic... http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/con-ngua-hoang-da... http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Than... http://news.zing.vn/chat-vat-giu-ngua-dua-khong-va... http://news.zing.vn/vua-ngua-o-xu-tay-ninh-post394...